Đầu tư dịch chuyển là gì và khác gì so với đầu tư phát triển?

Đầu tư là hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng với bất cứ nền kinh tế nào.  Đầu tư kinh doanh gồm nhiều hình thức, trong đó có đầu tư dịch chuyển, đầu tư phát triển. Vậy đầu tư dịch chuyển là gì? 

Đầu tư là hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng

Đầu tư là hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng

Khái niệm đầu tư kinh doanh

Các quan điểm về đầu tư kinh doanh

Hàng ngày trong các bản tin tài chính, đầu tư là thuật ngữ thường được nhắc đến, có vai trò quan trọng của nền kinh tế. Vậy bạn có hiểu đầu tư là gì? Về vấn đề này, có rất nhiều quan điểm khác nhau, nổi bật theo 3 trường phái:

Theo quan điểm kinh tế

Với quan điểm kinh tế, đầu tư được hiểu là dùng nguồn vốn cố định cho hoạt động của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhiều kỳ nối tiếp. 

Theo quan điểm tài chính

Đầu tư được hiểu là dùng số vốn nhất định để tạo ra tiền lãi trong nhiều thời kỳ nối tiếp. Có lẽ quan điểm này khá tương đồng với việc gửi tiền tiết kiệm, thực tế đây cũng là một hình thức đầu tư. Điểm nổi bật về khái niệm đầu tư theo quan điểm này là đầu tư không chỉ tạo ra tài sản vật chất mà còn là tài sản khác như: nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân sự,…

Theo quan điểm kế toán

Đầu tư được hiểu đơn giản là phân bổ một khoản chi cho các mục “bất động sản”.

Với những người không được đào tạo nhiều về tài chính thì khó có thể hiểu rõ những khái niệm đầu tư đưa ra trên đây. Nhà nước Việt Nam cũng đưa ra khái niệm đầu tư kinh doanh đầy đủ và tương đối dễ hiểu tại Luật đầu tư 2014 như sau:

“Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.”

Khái niệm đầu tư kinh doanh đã được đưa ra trong Luật đầu tư

Khái niệm đầu tư kinh doanh đã được đưa ra trong Luật đầu tư

Các hình thức đầu tư kinh doanh

Các hình thức đầu tư kinh doanh được nêu ra trong nhiều Luật sửa đổi, nhưng chúng tôi sẽ trình bày theo Luật đầu tư 2014 như sau: 

Đầu tư để thành lập tổ chức kinh tế

Muốn đầu tư kinh doanh theo hình thức này, nhà đầu tư phải có dự án kinh doanh, có đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Luật đầu tư 2014 cũng nêu ra các điều kiện cụ thể gồm: có tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ đáp ứng yêu cầu, hình thức đầu tư, phạm vi và đối tác tham gia,…

Điểm đáng quan tâm là trong tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu vốn điều lệ không hạn chế theo quy định về cổ phần hóa, chứng khoán, chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước,…

Đầu tư vốn nước ngoài đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích

Đầu tư vốn nước ngoài đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích

Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện và thủ tục theo quy định gồm:

– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

– Đầu tư góp vốn, mua cổ phần của tổ chức kinh tế.

– Đầu tư theo hợp đồng BCC theo trường hợp quy định.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn vào tổ chức kinh tế theo quy định và điều kiện cụ thể tại điều 24 – 26.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP 

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP (đối tác công tư) nghĩa là doanh nghiệp ký kết hợp đồng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện đầu tư. Đó là các dự án dịch vụ công hoặc công trình hạ tầng, kết cấu công.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thực hiện theo quy định Pháp luật về dân sự

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thực hiện theo quy định Pháp luật về dân sự

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC có thể giữa nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài. Các bên phải thực hiện hợp đồng BCC theo quy định của Pháp luật về dân sự.

Đầu tư dịch chuyển không làm gia tăng tài sản

Đầu tư dịch chuyển không làm gia tăng tài sản

Xem thêm:  Đáo hạn ngân hàng cần thủ tục gì?

Xem thêm: Dịch vụ đáo hạn ngân hàng tại tphcm

Đầu tư dịch chuyển là gì?

Với nền kinh tế nói chung, hoạt động đầu tư là lĩnh vực quan trọng tạo ra và duy trì các cơ sở vật chất của nền kinh tế. Đầu tư dịch chuyển là một phân loại của hoạt động đầu tư, là loại đầu tư trong đó người có tiền mua lại một số cổ phần đủ lớn để nắm quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Trong trường hợp này việc đầu tư không làm gia tăng tài sản mà chỉ thay đổi quyền sở hữu các cổ phần doanh nghiệp.

Bên cạnh đầu tư dịch chuyển là đầu tư phát triển, là việc bỏ Vốn đầu tư để tạo nên những năng lực sản xuất mới ( về cả lượng và chất) hình thức đầu tư này là biện pháp chủ yếu để cung cấp việc làm cho người lao động, là tiền đề đầu tư gián tiếp và đầu tư dịch chuyển.

Đầu tư dịch chuyển hay đầu tư phát triển đều có những đặc trưng cơ bản gồm:

– Công việc đầu tư phải bỏ vốn ban đầu.

– Đầu tư luôn gắn liền với rủi ro, mạo hiểm… Do vậy các nhà đầu tư phải nhìn nhận trước những khó khăn nay để có biện pháp phòng ngừa.

– Mục tiêu của đầu tư là hiệu quả. Nhưng ở những vị trí khác nhau, người ta cũng nhìn nhận vấn đề hiệu quả không giống nhau. Với các doanh nghiêp thường thiên về hiệu quả kinh tế, tối đa hoá lợi nhuận. Còn đối với nhà nước lại muốn hiệu quả kinh tế phải gắn liền với lợi ích xã hội. Trong nhiều trường hợp lợi ích xã hội được đặt lên hàng đầu.

Nguồn vốn đầu tư dịch chuyển gồm cả tài sản hữu hình và vô hình

Nguồn vốn đầu tư dịch chuyển gồm cả tài sản hữu hình và vô hình

Nguồn vốn đầu tư dịch chuyển không đơn thuần là các tài sản hữu hình như: tiền vốn, đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, hàng hoá….mà còn bao gồm các loại tài sản vô hình như: bằng sáng chế, phát minh nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kĩ thuật, uy tín kinh doanh, bí quyết thương mại, quyền thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên.

Đầu tư phát triển là gì?

Đầu tư phát triển là hoạt động đầu tư trực tiếp nhằm tạo ra hoặc làm tăng thêm năng lực sản xuất mới cả về lượng và về chất cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Đặc điểm của đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển sử dụng nhiều loại nguồn lực, đặc biệt là tiền vốn với mục đích là sự phát triển bền vững vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và các nhà đầu tư. Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình và có độ trễ về thời gian, cụ thể:

  • Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn.
  • Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư
  • Thời kì đầu tư kéo dài: thời kì đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động.
  • Lao động cần sử dụng cho dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia.
  • Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài: thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình.
  • Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động của cả 2 mặt, cả tích cực và tiêu cực, các yếu  tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội.
Đầu tư phát triển thường kéo dài, có độ trễ thời gian

Đầu tư phát triển thường kéo dài, có độ trễ thời gian

  • Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng lên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kì vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng.
  • Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao: do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kì đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư  cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao.

Vai trò của đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển tác động đến tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế, cụ thể như sau:

Tác động đến tổng cầu và tổng cung

Gia tăng đầu tư sẽ làm tổng cầu tăng trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, cũng gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế.

Tác động đến tăng trưởng kinh tế

Đầu tư phát triển vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng, gồm các tác động:

  • Nâng cao hiệu quả đầu tư.
  • Tăng năng suất nhân tố tổng hợp.
  • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế là cơ cấu tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đầu tư phát triển ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nghĩa là thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế.

 Đầu tư phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đầu tư phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tác động đến khoa học công nghệ

Công nghệ bao gồm: Phần cứng (là máy móc thiết bị), phần mềm (là văn bản tài liệu), con người (là kỹ năng kinh nghiệm) và tổ chức (gồm các thể chế, phương pháp tổ chức). Với đầu tư phát triển, công nghệ thường được chuyển giao từ nhà đầu tư, có thể là nhập khẩu hoặc tự nghiên cứu và ứng dụng.

Tác động đến tiến bộ xã hội và môi trường

Đầu tư phát triển làm tăng trưởng kinh tế, cải thiện mức sống, tiếp cận các dịch vụ cơ bản của xã hội như giáo dục, y tế,… cũng làm giảm thất nghiệp, giảm nghèo.

Ngoài ra, hình thức đầu tư này có thể tác động tiêu cực hoặc tích cực tới môi trường.

Với những lợi ích cho nền kinh tế và đời sống xã hội, đầu tư phát triển đang được khuyến khích thực hiện từ các chính sách của Nhà nước, thực hiện cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cơ sở và kỹ thuật để thu hút đầu tư,… Đầu tư dịch chuyển vẫn là một phần không thể thiếu của nền kinh tế, tuy nhiên không phải là hình thức đầu tư mang lại lợi ích cho nền kinh tế như đầu tư phát triển.