Góc nhìn chuyên gia: Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là gì?

Bất cứ một hình thức kinh doanh nào cũng tồn tại song song hai yếu tố là lợi nhuận và rủi ro, trong đó không ngoại trừ đầu tư chứng khoán. Vậy rủi ro trong đầu tư chứng khoán là gì và làm sao để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư? 

1. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là gì?

Rủi ro trong đầu tư chứng khoán được hiểu là sự dao động của lợi nhuận mà người đầu tư mong đợi. Tuy nhiên sự dao động này có chiều hướng tiêu cực, điều đó có nghĩa là sự thua lỗ, sụt giảm cũng như biến động thất thường về khả năng sinh lời của hoạt động đầu tư chứng khoán.

2. Phân loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Ngoài năm được rủi ro trong đầu tư chứng khoán là gì, nắm được phân loại các rủi ro này sẽ giúp bạn dễ ghi nhớ hơn.

2.1. Rủi ro hệ thống 

Ảnh hưởng của các sự kiện chính trị mang tính chất bất ngờ, sự suy thoái kinh tế và biến động lãi suất được coi là các nguồn rủi ro hệ thống vì chúng tác động đến toàn bộ thị trường chứng khoán và đây là những rủi ro không thể tránh khỏi.

Ví dụ như vào tháng 3 năm 2020 thời điểm dịch covid bắt đầu bùng phát mạnh tại Việt Nam, thị trường chứng khoán của Việt Nam xảy ra nhiều biến động, giá cổ phiếu giảm sâu tới mức kỷ lục, điển hình là vào các phiên ngày 11 tháng 3 và 12 tháng 3, giá cổ phiếu VN- Index giảm mạnh lần lượt là 3,1% và 5,19%. Đây được coi là mức giảm kỷ lục kể từ năm 2002 đến nay.

Rủi ro thị trường: Là sự rủi ro xảy ra khi các nhà đầu tư điều chỉnh kế hoạch đối với các tác động đến từ thị trường. Những sự sụt giảm về giá đầu tiên khiến các nhà đầu tư rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng và sẽ cố gắng rút vốn đầu tư nhanh nhất có thể . Nếu hành động này xảy ra hàng loạt và có dây chuyền sẽ làm tăng giá bán, dẫn đến việc cung lớn hơn cầu, giá cả cổ phiếu sẽ rơi xuống thấp hơn với giá trị cơ sở ban đầu của nó.

Rủi ro thị trường trong đầu tư chứng khoán

Rủi ro thị trường trong đầu tư chứng khoán

Rủi ro lãi suất: Xảy ra khi lãi suất thị trường biến động thất thường, bên cạnh đó thì giữa giá cả cổ phiếu và lãi suất thị trường tồn tại mối quan hệ tỷ lệ nghịch, tức là khi lãi suất thị trường tăng, các nhà đầu tư sẽ ồ ạt bán cổ phiếu để lấy tiền gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất. Việc này xảy ra mang tính chất dây chuyền sẽ dẫn đến việc có quá nhiều người bán nhưng lại không có ai mua, nên giá cổ phiếu sẽ rớt xuống, điều này cũng xảy ra ngược lại khi lãi suất thị trường xuống thấp.

Rủi ro sức mua: Một yếu tố quan trọng không kém trong rủi ro hệ thống chính là rủi ro sức mua.Nguyên nhân chính của tình trạng rủi ro này sâu xa nằm ở sự lạm phát. Chính vì sự lạm phát tác động tới các khoản mua dẫn đến việc lợi tức thực tế sau khi trừ đi các chi phí bị giảm xuống. 

2.2. Rủi ro phi hệ thống

Rủi ro phi hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động lên một loại tài sản cụ thể nào đó, nghĩa là chỉ liên quan đến một loại chứng khoán với quy mô nhỏ. Rủi ro phi hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh và tài chính. 

Rủi ro phi hệ thống

Rủi ro phi hệ thống tác động lên một loại tài sản nhất định

Rủi ro kinh doanh: Trong quá trình kinh doanh của công ty, định mức thực tế không đạt được đúng như kế hoạch đặt ra được gọi là rủi ro kinh doanh

Ví dụ như công ty A dự kiến lợi nhuận năm nay đạt 20 tỷ đồng nhưng thực tế chỉ đạt 15 tỷ.

Rủi ro trong kinh doanh được tạo thành từ 2 yếu tố là các tác động bên ngoài và bên trong công ty. Tác động bên trong chính là các quá trình phát sinh ra trong khi công ty hoạt động, ngoài ra ảnh hưởng bên ngoài có thể kể đến như: Tiền thuế, chu kỳ kinh doanh, lãi suất vay…

Rủi ro tài chính: Người ta thường đánh giá rủi ro tài chính dựa vào sự xem xét về vốn của công ty đó, liên quan đến các khoản nợ của công ty đó. Điều này có nghĩa là công ty có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản nợ trước khi thanh toán cổ tức cho các cổ đông tham gia. Đây là một ảnh hưởng không nhỏ tới giá cả cổ phiếu của công ty đó.

3. Các cách hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán

Không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro, tuy nhiên bạn có thể hạn chế tối đa bằng những cách sau:

3.1. Đa dạng hóa hạng mục đầu tư

Đây chính là biện pháp trứng bỏ nhiều giỏ mà từ lâu người ta vẫn thường nhắc nhau trong kinh doanh, được thể hiện bằng cách phân chia các nguồn đầu tư vào các nhóm cổ phiếu khác nhau. Hoặc có thể mua cổ phiếu của các ngành khác nhau, điều này giúp giảm thiểu rủi ro phi hệ thống. 

Đa dạng hóa các danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro

Đa dạng hóa các danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro

3.2. Cổ phiếu phòng thủ

Là những loại cổ phiếu hầu như có rất ít biến động, trong khi thị trường chịu biến động mạnh thì giá cổ phiếu vẫn không có sự thay đổi lớn, điều này đảm bảo cho tài khoản của nhà đầu tư luôn ở trong trạng thái an toàn. Một số nhóm cổ phiếu trong nhóm này có thể kể đến là: cổ phiếu dược phẩm, cổ phiếu thủy điện,…

3.3. Tuân thủ kỷ luật đầu tư

Được hiểu là tuân thủ các quy tắc trong đầu tư, nắm rõ các thời điểm thích hợp để mua vào hoặc bán ra. Việc này giúp các nhà đầu tư có thể nhạy bén và có những ứng phó kịp thời trước biến động của thị trường gây ra, đồng thời hạn chế được sự ảnh hưởng của cảm xúc cá nhân khi quyết định đầu tư.

Rủi ro trong đầu tư tài chính là một vấn đề không thể tránh khỏi, hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ nắm vững các kiến thức về đầu tư cũng như biết cách hạn chế các rủi ro có thể xảy ra để có thể trở thành những nhà đầu tư sáng suốt.

Góc nhìn chuyên gia: Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là gì?
Rate this post